Hiện nay, Email Server vẫn là giải pháp email được khá nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam lựa chọn. Tuy nhiên, Email Server chưa hẳn là lựa chọn hoàn hảo nhất cho bạn dù nó khá rẻ.
Sau đây, chúng tôi sẽ so sánh giữa Email Server và Email Google Workspace. Để bạn có thể lựa chọn giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.
Nội dung chính
- 1. So sánh Email Server và Email Google Workspace về tính năng
- 2. So sánh Email Server và Gmail Google Workspace về dung lượng
- 3. So sánh Email Server và Email Google Workspace về tính ổn định
- 4. So sánh Email Server và Email Google Workspace về khả năng mở rộng
- 5. So sánh Email Server và Email G Suite về chính sách bảo mật và chống spam
- 6. So sánh Email Server và Email Google Workspace về giao diện người dùng
- 7. So sánh Email Server và Email Google Workspace về dịch vụ hỗ trợ
- 8. So sánh Email Server và Email Google Workspace về giá cả
1. So sánh Email Server và Email Google Workspace về tính năng
Nếu Email Server chỉ đơn thuần giải quyết việc gửi/nhận mail thì Google Workspace lại là một bộ công cụ tổng hợp gồm rất nhiều tính năng cho doanh nghiệp:
+ Gmail: Gửi/ Nhận mail
+ Drive: Lưu trữ, Chia sẻ và truy cập dữ liệu
+ Docs, Sheets, Slides, Forms: Trình biên tập trực tuyến để tạo ra các tài liệu văn bản hoặc định dạng tập tin tài liệu, bảng tính, thuyết trình và các khảo sát
+ Calendar – Ứng dụng lịch tích hợp, chia sẻ và trực tuyến, được thiết kế dành cho các nhóm làm việc
+ Hangouts – Công cụ trò chuyện văn bản, thoại và video khác
+ Sites – Công cụ tạo trang web
+ Keep – Công cụ ghi nhớ nhanh
+ Và rất nhiều tính năng khác được bổ sung liên tục
>> Xem thêm: So sánh tính năng và chi phí email doanh nghiệp 3 giải pháp công nghệ hàng đầu.
2. So sánh Email Server và Gmail Google Workspace về dung lượng
Dung lượng lưu trữ của Email Server khá thấp, thông thường mỗi người dùng có từ 200MB đến 1GB. Còn với Google Workspace, dung lượng lớn hơn rất nhiều tối thiểu 30GB. Nếu bạn đăng ký phiên bản Google Workspace Business Starter thì dung lượng là 30GB cho mỗi người dùng. Còn với phiên bản Business Standard hoặc Plus thì dung lượng lên đến 1TB đến 5TB.
3. So sánh Email Server và Email Google Workspace về tính ổn định
Các dịch vụ Email Server trong nước thường có tỷ lệ uptime thấp hơn so với mặt bằng chung tiêu chuẩn quốc tế. Và tỷ lệ thời gian downtime (thời gian dịch vụ bị gián đoạn) cũng cao khoảng 1-2%.
Điều này dẫn tới khả năng và tần suất gặp trục trặc ở phía khách hàng sẽ cao hơn. Ngoài ra, việc gửi hoặc nhận thư với các tổ chức ở nước ngoài thường không tương thích. Khiến việc trao đổi email không được thông suốt.
Trong khi đó, thời gian uptime đối với các dịch vụ của Google theo công bố và cam kết dựa trên SLA là 99.984%. Tức là gần như mọi dịch vụ này đều hoạt động liên tục 24/7 mà không có thời gian gián đoạn.
Ngoài ra, Google xây dựng các sản phẩm/dịch vụ của mình dựa trên nguyên tắc “redundancy on everything”. Tức là luôn vượt quá nhu cầu sử dụng của người dùng. Giúp cho gần như mọi nhu cầu sử dụng của người dùng đều được xử lý một cách tối đa và đầy đủ nhất.
Google cũng là một công ty công nghệ hàng đầu, luôn áp dụng các tiêu chuẩn cao về tính ổn định. Đảm bảo dịch vụ chạy song song trên rất nhiều hệ thống server. Và luôn có các server dự phòng cũng như các nguồn năng lượng dự phòng.
>> Xem thêm: Email doanh nghiệp tính năng và chi phí chi tiết, an toàn bảo mật email đám mây dung lượng lưu trữ lớn, bộ công cụ làm việc nhóm hiệu quả.
4. So sánh Email Server và Email Google Workspace về khả năng mở rộng
Email Server dường như không có khả năng mở rộng. Trong khi đó nền tảng của Google lại cho phép xây dựng và phát triển các ứng dụng mở rộng không giới hạn.
Bạn có thể lựa chọn các ứng dụng mở rộng được cung cấp sẵn (miễn phí hoặc trả phí) của các nhà phát triển trên toàn thế giới. Hoặc có thể tự phát triển các ứng dụng của riêng mình.
>> Xem ngay: cách tạo tài khoản email tên miền doanh nghiệp miễn phí. Khả năng mở rộng vô đối, an toàn bảo mật cao.
5. So sánh Email Server và Email G Suite về chính sách bảo mật và chống spam
Bảo mật luôn được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu trong doanh nghiệp.
Đối với Email Server, khả năng bảo mật phụ thuộc phần lớn vào nhân lực của nhà cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng hầu hết không đảm bảo các tiêu chuẩn bảo mật tiên tiến dẫn tới hệ thống thường bị gián đoạn. Khả năng ngăn chặn spam và các hành vi phá hoại còn hạn chế.
Trong khi đó, Google đã xây dựng được các tiêu chuẩn bảo mật thuộc hàng cao nhất thế giới để bảo vệ chính hệ thống của mình. Vì vậy người dùng dịch vụ Google Workspace sẽ được hưởng các tiêu chuẩn bảo mật cao nhất. Tất cả dữ liệu của khách hàng được tải lên hoặc được tạo trong các dịch vụ của Google Workspace đều được mã hóa để chống đánh cắp và xâm nhập.
5.1 Bảo mật và chống spam của Google Workspace
Google cho phép Quản trị viên hệ thống Google Workspace được tùy chỉnh thiết lập các quy tắc bảo mật. Chính sách này sẽ áp dụng riêng cho từng tổ chức. Đảm bảo đáp ứng được yêu cầu bảo mật đặc thù như kiểm soát dữ liệu của nhân viên. Chẳng hạn, kiểm soát thư đi/đến; blacklist/whitelist IP/domain; sao lưu và chống xóa bỏ dữ liệu phục vụ mục đích kiểm tra…
Ngoài ra, bộ lọc ngăn chặn spam của Google được đánh giá là tốt nhất thế giới hiện nay. Cho phép ngăn chặn gần như 100% email spam. Và Quản trị viên Google Workspace cũng có thể tùy chỉnh các quy tắc (rule) để phân lọc luồng email trong và ngoài tổ chức của mình.
Google đã tham gia vào tổ chức DMARC. DMARC là một tiêu chuẩn để chặn spammer khỏi việc sử dụng domain của người sở hữu. Việc dùng SPF, DKIM để đảm bảo ngăn chặn giả mạo email từ tên miền của doanh nghiệp. Từ đó, Email Google có độ tin cậy cao, khả năng vào danh sách spam của người nhận rất thấp.
Google sử dụng cùng lúc số lượng IP gửi đi rất lớn. Giúp việc gửi email người dùng luôn được thông suốt và nhanh chóng. Google có một đội ngũ chuyên gia bảo mật hàng đầu để bảo vệ dữ liệu người dùng ngày càng an toàn hơn.
6. So sánh Email Server và Email Google Workspace về giao diện người dùng
Hầu hết các giao diện Email Server khá đơn giản và khó sử dụng. Đồng thời việc hay xảy ra bảo trì làm làm giảm hiệu suất làm việc của nhân viên.
Ngược lại, Google Workspace có giao diện quen thuộc của Gmail. Dễ sử dụng và có khả năng dùng trên nhiều thiết bị, ở mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời đội ngũ kỹ sư của Google luôn áp dụng những công nghệ mới nhất và hỗ trợ tốt nhất cho người dùng khi sử dụng Google Workspace.
7. So sánh Email Server và Email Google Workspace về dịch vụ hỗ trợ
Vì tần suất xảy ra sự cố khá cao. Do đó việc hỗ trợ khách hàng của dịch vụ Email Server nhìn chung hay xảy ra.
Trong khi đó, dịch vụ hỗ trợ 24/7 của Google. Tuy nhiên dịch vụ của Google hoạt động ổn định, nên ít phải hỗ trợ dịch vụ.
>> Xem thêm: Zoho mail email tên miền riêng doanh nghiệp. Miễn phí 5 User mãi mãi, an toàn bảo mật cao.
8. So sánh Email Server và Email Google Workspace về giá cả
Mức giá sử dụng dịch vụ Email Server được tính theo từng gói cố định và nhìn chung khá thấp. Trung bình khoảng 1.000.000 – 2.000.000 cho gói từ 50 – 100 người sử dụng
Còn mức giá sử dụng dịch vụ Google Workspace cao hơn so với Email Server. Hiện Google Workspace cung cấp 3 gói dịch vụ cho doanh nghiệp dưới 300 người dùng để khách hàng lựa chọn:
- Starter: 6$/người dùng/tháng
- Standard: 12$/người dùng/tháng
- Plus: 18$/người dùng/tháng
- Enterprise: cho doanh nghiệp trên 300 người dùng (chi phí liên hệ)
Tất nhiên giá cao hơn là do Google Workspace không chỉ có mỗi Gmail mà còn nhiều ứng dụng khác nữa. Và chất lượng của dịch vụ thì vượt trội hơn hẳn. Xem chi tiết chi phí và các ứng dụng đi kèm của Google Workspace tại đây.
Kết
Tóm lại, chúng ta có thể thấy dịch vụ của Google Workspace vượt trội hơn hẳn dịch vụ Email Server truyền thống. Chắc chắn đây sẽ là lựa chọn xứng đáng cho doanh nghiệp.
>> Có thể bạn quan tâm: