Tổng quan về điện toán đám mây – công nghệ của tương lai

Kể từ khi được phát minh, điện toán đám mây đã mở ra kỷ nguyên mới cho nhân loại – một kỷ nguyên kỹ thuật số của lưu trữ “ẩn”, các thiết bị vật lý cồng kềnh dần bị loại bỏ.

Không phải tất cả chuyên gia công nghệ đều công nhận điện toán đám mây nhưng nó thật sự mang lại nhiều lợi ích khổng lồ.

Bài viết này chỉ giúp bạn hiểu điện toán đám mây ở mức cơ bản. Các khai thác và nghiên cứu sâu hơn về điện toán đám mây xin dành ở các nội dung sau.

1. Điện toán đám mây là gì?

Điện toán đám mây là một thuật ngữ chung để chỉ bất kỳ thứ gì liên quan đến việc vung cấp dịch vụ được lưu trữ trên môi trường internet.

Điện toán đám mây – cloud computing có nghĩa là khả năng cung cấp các dịch vụ điện toán qua Internet, hay còn gọi là “Đám mây”. Điện toán đám mây cho phép người dùng hoạt động “ảo” thay vì phải xử lý dữ liệu truyền thống với các hệ thống lưu trữ tại chỗ.

Nói cách khác, Điện toán đám mây là một thuật ngữ chỉ việc cung cấp các dịch vụ được lưu trữ trên Internet. Ví dụ: chia sẻ tệp hoặc ảnh trực tuyến qua iCloud hoặc Google Drive là một trong nhiều hình thức của dịch vụ đám mây.

2. Ví dụ về điện toán đám mây là gì

Điện toán đám mây làm nền tảng cho một số lượng lớn các dịch vụ.

Dịch vụ Gmail (Google Workspace)hoặc sao lưu hình ảnh từ điện thoại thông minh lên Google Photo là cách mà Google sao lưu dữ liệu của bạn trên đám mây do Google quản lý.

Netflix cũng  dựa vào các dịch vụ điện toán đám mây để chạy dịch vụ phát video và các hệ thống kinh doanh khác của mình.

Điện toán đám mây đang trở thành lựa chọn mặc định cho nhiều ứng dụng: các nhà cung cấp phần mềm ngày càng phát triển các ứng dụng của họ dưới dạng dịch vụ qua internet thay vì các sản phẩm độc lập bằng các mô hình đăng ký tài khoản.

3. Tại sao nó được gọi là điện toán đám mây?

“Đám mây” là một phép ẩn dụ được mượn từ các sơ đồ mạng viễn thông cũ, trong đó mạng điện thoại công cộng (và sau đó là internet) thường được biểu thị như một đám mây với ý nghĩa rằng vị trí không quan trọng – nó chỉ là một đám mây hỗn hợp nhiều thứ.

Tất nhiên, đây là một sự đơn giản hóa quá mức. Đối với nhiều khách hàng, vị trí của các dịch vụ và dữ liệu của họ vẫn là một vấn đề quan trọng.

4. Điện toán đám mây sẽ hoạt động như thế nào?

Xét ở góc độ người dùng cuối, thay vì phải đầu tư các cơ sở vật chất hạ tầng và cả con người để vận hành một hệ thống nào đó, bạn chỉ cần tìm các nhà cung cấp dịch vụ này từ đám mây, mua/thuê dịch vụ và sử dụng.

Các tổ chức có thể tránh được chi phí trả trước và sự phức tạp của việc sở hữu và duy trì cơ sở hạ tầng CNTT của riêng họ, thay vào đó chỉ cần trả tiền cho những gì họ sử dụng khi họ sử dụng.

Đổi lại, các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây có thể hưởng lợi từ quy mô kinh tế đáng kể bằng cách cung cấp các dịch vụ giống nhau cho nhiều khách hàng.

Ví dụ: thay vì phải xây dựng một hệ thống máy chủ vận hành mail riêng, bạn chỉ cần mua dịch vụ Gmail của Google hay Outlook Exchange của Microsoft. Dùng bao nhiêu mua bấy nhiêu, không mất công duy trì vào bảo dưỡng hệ thống.

5. Lợi ích của điện toán đám mây là gì?

Các lợi ích chính xác sẽ khác nhau tùy theo loại dịch vụ đám mây đang được sử dụng nhưng về cơ bản, sử dụng dịch vụ đám mây có nghĩa là:

  • Các doanh nghiệp không phải mua hoặc duy trì cơ sở hạ tầng điện toán của riêng họ.
  • Không phải mua máy chủ, cập nhật ứng dụng hoặc hệ điều hành, hoặc ngừng hoạt động và xử lý phần cứng hoặc phần mềm khi nó đã lỗi thời, vì tất cả đều do nhà cung cấp đảm nhận.

“Nhanh nhạy trong kinh doanh” là một lợi ích đám mây. Sử dụng dịch vụ đám mây có nghĩa là các công ty có thể triển khai các dự án nhanh hơn và chỉ trả tiền cho những tài nguyên mà bạn dùng. Bạn không phải tốn phí mua bán hoặc nghiên cứu ứng dụng.

Đối với các ứng dụng như email, sẽ hợp lý hơn nếu bạn đăng ký từ nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Một công ty chuyên điều hành và bảo mật các dịch vụ này  có kỹ năng tốt hơn và đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm hơn một doanh nghiệp nhỏ tự vận hành. Do đó, các dịch vụ đám mây có thể cung cấp dịch vụ an toàn và hiệu quả hơn cho người dùng cuối.

6. Nhược điểm của điện toán đám mây là gì?

Điện toán đám mây có thể giúp bạn tiết kiệm nhiều chi phí nhưng nó không hẳn là rẻ hơn các hình thức lưu trữ khác.

Một số công ty có thể lưu trữ dữ liệu nhạy cảm trong một dịch vụ cũng được các đối thủ sử dụng. Điều này có thể khiến bạn khó tạo ra lợi thế cạnh tranh nếu ứng dụng đó là cốt lõi đối với doanh nghiệp của bạn.

Mặc dù có thể dễ dàng bắt đầu sử dụng một ứng dụng đám mây mới, nhưng việc di chuyển dữ liệu hoặc ứng dụng hiện có lên đám mây có thể phức tạp và tốn kém hơn nhiều.

Và tất nhiên, bạn chỉ có thể truy cập các ứng dụng của mình khi có kết nối internet.

7. Các công ty điện toán đám mây lớn là những công ty nào?

Thực sự chỉ có một số nhà cung cấp đám mây khổng lồ. Dẫn đầu là Amazon Web Services, và sau đó là gói Azure của Microsoft, Google và IBM. 

Theo dữ liệu từ Synergy Research, Amazon, Microsoft và Google tiếp tục thu hút hơn một nửa chi tiêu vào đám mây trên toàn thế giới, với thị phần quý 3 lần lượt là 33%, 20% và 10%. Và với tốc độ tăng trưởng cao hơn thị trường chung, tỷ trọng doanh thu trên toàn thế giới của họ tiếp tục tăng. 

AWS, Azure và Google Cloud – sự khác biệt là gì?

Ba công ty điện toán đám mây lớn đều có thế mạnh riêng. AWS là người chơi lâu đời nhất và đứng sau Amazon trong việc hỗ trợ nhu cầu thay đổi lớn theo mùa của người tiêu dùng. Microsoft Azure đã trở thành một phần hoàn toàn cốt lõi trong chiến lược của Microsoft và công ty có lịch sử doanh nghiệp và các sản phẩm để hỗ trợ các doanh nghiệp khi họ chuyển sang đám mây. Google Cloud là công ty nhỏ nhất trong ba công ty nhưng rõ ràng có sức mạnh của gã khổng lồ quảng cáo.

Nếu bạn đang vận hành một doanh nghiệp và có hoạt động trên môi trường số, hãy nghiên cứu về điện toán đám mây. Nếu không, bạn có thể tuột lại phía sau.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *